CẦN CÓ NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO

18-03-2022 Làng Quỳnh
       Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven biển Đông. Điều đáng nói là các thế lực thù địch đã mập mờ tranh sáng, tranh tối, đổi trắng thành đen, vu cáo cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là người đã làm mất đảo.
        Vậy sự thật diễn ra như thế nào, hôm nay bài viết này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề này: 
       Sau ngày 30/4/1975, Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa gồm Trường Sa, Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết và Sinh Tồn.
       Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/19878). Tính đến hết năm 1978, ta đóng giữ 9 đảo ở quần đảo Trường Sa, đều là đảo nổi.
        Ngày 5/31987, Hải quân Nhân dân Việt Nam đóng giữ đảo Thuyền Chài.
      Trong chiến dịch CQ-88, trước ngày 14/3/1988, Hải quân Nhân dân Việt Nam đóng giữ thêm 7 đảo: Đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988), Đá Lát (5/2/1988), Đá Đông (19/2/1988), Đá Lớn (20/2/1988), Tốc Tan (27/2/1988), Núi Le (28/2/1988).
      Ngày 14/3/1988, ta đóng giữ thêm Len Đao và Cô Lin. Trong ngày hôm đó, lực lượng trên tàu HQ-605 cắm được cờ trên bãi Len Đao, nhưng Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Sau đó, trong thế hai bên rình rập nhau, ta khôn khéo chớp thời cơ, đổ người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao chỉ trong một đêm.
    Nhà văn hóa đa năng (bên trái) ở đảo Tốc Tan B. Ảnh: ĐT 
        Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau trận đánh 14/3, lực lượng của takhông lấy lại được Gạc Ma, nhưng đóng giữ thành công đảo Đá Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết.
        Ngày 16/3/1988, ta tiếp tục đóng giữ đảo Đá Nam.
      Tổng cộng trong chiến dịch CQ-88, ta đóng giữ thêm 11 đảo chìm, nâng số đảo do Việt Nam kiểm soát tại quần đảo Trường Sa lên 21. Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía nam Tổ quốc.
       Toàn bộ hoạt động này diễn ra trong tình thế hết sức ngặt nghèo, khi Việt Nam bị bao vây cấm vận, đang căng mình với hai cuộc chiến ở biên giới phía Bắc và Tây Nam và lực lượng hải quân quá nhỏ yếu.
Những chiến sỹ Hải quân vẫn đêm ngày canh giữ vững mỗi tấc đất,
trời, biển đảo của Tổ quốc
         Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng, Đảng ta không những không làm mất đảo mà từng ngày từng giờ đang lấy lại những đảo mà trước đây chế độ Việt Nam cộng hòa làm mất, cho nên đừng bao giờ kêu gào “mất Gac Ma là trách nhiệm của ai?”!
       Mà hãy là một đứng anh hào dám nhìn thẳng vào sự thật rằng “đóng giữ được An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Thuyền Chài, Đá Tây, Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Đông, Đá Lớn, Tốc Tan, Núi Le, Len Đao, Cô Lin, Đá Thị, Đá Nam, cụm DK1 là công sức của ai?”.
XUÂN LƯU Tổng hợp

Bài viết khác

Liên kết