NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945 – HẬU THẾ HÃY HỌC ĐỂ BIẾT TRÂN TRỌNG HIỆN TẠI

14-12-2023 quanly

       Năm 1945, một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra với dân tộc ta: sự thật là dân tộc ta đã có hơn hai triệu đồng bào chết đói. Nhưng gần đây lại xuất hiện ý kiến đổi trắng thay đen về vấn đề này, và vì thế, dù khép lại quá khứ hướng tới tương lai, chúng ta vẫn phải khẳng định: Không được phép xuyên tạc lịch sử!       

        “Có người đàn ông đi làm thuê, bốc vác, ông có mang theo mấy củ khoai cùng với nắm cơm. Gọi là cơm nhưng thực ra là cám trộn với một ít gạo, một ít rau, trấu… làm lương thực ăn dọc đường. Lúc về qua địa phận đó, xung quanh là những con người nằm im bất động, sống hay chết cũng không biết. Mệt quá nên ông đành ngồi lại nghỉ ngơi, vừa mới móc túi lương thực ít ỏi ra thì bất thần những thây ma ngóc đầu dậy, rồi xúm vào vồ lấy nắm cơm.

        Theo thống kê của Viện Sử học, số người chết trong nạn đói Ất Dậu lên tới 2 triệu người. Nạn đói xảy ra trên diện rộng, từ Quảng Trị trở ra Bắc Kỳ. Mở lại những trang hồ sơ về sự kiện bi thảm ấy, cũng không còn nhiều câu chuyện cụ thể được ghi chép lại.

        Hàng ngày, từng đoàn người đói rét dắt díu nhau đi lang thang ăn xin rồi chết ở đầu đường xó chợ. Nhiều gia đình chết không còn một ai. Nhiều làng chết đói từ 50 đến 80% dân số. Chỉ trong vòng 5 tháng, số người chết đói trong toàn tỉnh lên đến 28 vạn người, chiếm khoảng 1/4 dân số toàn tỉnh.

         Khi vụ mùa gần như mất trắng, cộng thêm thiên tai, vỡ đê, dân Thái Bình rơi vào nạn đói kéo dài từ tháng 8 năm Giáp Thân (1944) sang đến những tháng đầu năm Ất Dậu (1945).

Có thể là hình ảnh về 5 người và văn bản cho biết 'THAI BIN NẠN ĐÓI ẤT DẬU 1945: BäP cổ, MOI THỨC ĂN TỪ MIỆNG CỦA NHAU'

        Trong khi đáng lẽ phải cứu đói khẩn cấp thì chính quyền phát xít Nhật lại thực hiện chính sách thu mua thóc tạ thời chiến. Họ tỏa về các làng xã thu vét thóc gạo.

         Vào cuối 1944, khi chiến tranh thế giới thứ 2 đi vào giai đoạn quyết liệt, Nhật – Pháp tăng cường tích trữ lương thực để chuẩn bị cho chiến tranh, nên thóc gạo lại càng hiếm.

          Nơi đây, các trí thức, nghĩa sĩ… đã nấu cháo phát chẩn. Dù lượng cháo quá ít ỏi nhưng đó là niềm hy vọng sống nhỏ nhoi của hàng vạn con người đang lay lắt từng ngày, mỗi người được một bát nhỏ, toàn nước cháo loãng, có tý gọi là chất gạo, những cũng có thể là cứu cánh cho mọi người vượt qua nạn đói tang thương này.

         Về sau, người ta gọi đùa trại tế bần đó là Nhà máy cháo, ký ức về một thời đau thương của dân tộc.

         Có thể nói, đây là một trong những trang sử đau thương nhất lịch sử dân tộc Việt Nam, mỗi người dân Việt hãy nhớ và hiểu để sống tốt hơn nhằm bảo vệ những giá trị của hòa bình độc lập, tự do ngày hôm nay, có được nó không dễ đâu!.

Làng Quỳnh

Bài viết khác

Liên kết